14 cách xây dựng chiến lược quản trị khủng hoảng vững chắc

Trong kinh doanh, một cuộc khủng hoảng có thể ập đến bất cứ lúc nào và không báo trước. Khủng hoảng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nên việc tạo ra một kế hoạch toàn diện để giải quyết mọi vấn đề có thể gặp phải không phải là một lựa chọn khả thi. 

14 cách xây dựng chiến lược quản trị khủng hoảng vững chắc

Trong kinh doanh, một cuộc khủng hoảng có thể ập đến bất cứ lúc nào và không báo trước. Khủng hoảng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nên việc tạo ra một kế hoạch toàn diện để giải quyết mọi vấn đề có thể gặp phải không phải là một lựa chọn khả thi. May mắn thay, các nhà lãnh đạo thông minh hiểu cách xây dựng chiến lược quản lý khủng hoảng linh hoạt, có thể điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của các tình huống một cách nhanh chóng.

Bemec Media xin chia sẻ với bạn các bước cần thực hiện để thiết kế một chiến lược quản trị khủng hoẳng hiệu quả cho công ty mà 14 thành viên của Hội đồng Huấn luyện viên Forbes thảo luận

1. Thuê ngoài việc phát triển một bộ khung quản trị khủng hoảng

Thuê ngoài các chuyên gia trong lĩnh vực này để tạo ra bộ khung quản trị khủng hoảng vì đây không phải là năng lực cốt lõi của công ty. Đầu tư vào một khuôn khổ và một kế hoạch, sau đó lấy ý kiến đóng góp của nhóm thành viên trong tổ chức.

Nhóm quản trị có thể cung cấp thêm chi tiết, xác định nhiều khủng hoảng tiềm ẩn hơn và giúp đảm bảo rằng kế hoạch sẽ đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan khi khẩn cấp.

Cuối cùng, giao nhiệm vụ cho nhóm nội bộ triển khai kế hoạch cho tất cả các cấp nhân sự trong công ty. Hãy chắc chắn cập nhật kế hoạch hàng năm.

2. Học cách kiên cường và chấp nhận sự dễ bị tổn thương

Để vượt qua khủng hoảng, các nhà lãnh đạo cần phải linh hoạt và học cách khắc phục. Điều này bao gồm việc đưa ra những quyết định khó khăn với lượng thông tin hạn chế và sẵn sàng đương đầu đầu với những kết quả phát sinh dựa trên những quyết định tức thì. Đạt được sự tự tin để lãnh đạo tổ chức và doanh nghiệp sẽ là điều bắt buộc. Chấp nhận khả năng dễ bị tổn thương cũng là điều cần thiết, vì cần phải nhận ra rằng không phải tất cả các quyết định đều dẫn đến kết quả mong muốn. - Reena Sharma, Tư vấn điều hành Agilis

3. Thành lập nhóm quản trị khủng hoảng

Thành lập một nhóm quản trị khủng hoảng bao gồm các bên liên quan từ nhiều bộ phận, dòng sản phẩm và địa điểm khác nhau. Bao gồm vài người có khả năng về giao tiếp, lãnh đạo công nghệ thông tin, người đại diện cho tài năng của doanh nghiệp và vài người thân thiết với khách hàng. Tập hợp nhóm quản trị khủng hoẳng để suy nghĩ về danh sách các cuộc khủng hoảng tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Sau đó, ưu tiên những vấn đề đó để xác định những khủng hoảng có thể xảy ra nhất và nhóm này nên lên kế hoạch ứng phó trước. - Jennifer Wilson, ConvergenceCoaching, LLC

4. Luyện bài tập 'Điều gì sẽ xảy ra nếu...'

Chuẩn bị là chìa khóa. Khi tôi còn giữ vai trò ở hãng hàng không, chiến lược quản lý khủng hoảng của chúng tôi không chỉ là ghi lại các kế hoạch mà còn chuẩn bị cho khủng hoảng hoặc thảm họa bằng cách thực hành bài tập "Điều gì sẽ xảy ra nếu...". Đối với một doanh nghiệp, điều đó có thể có nghĩa là đảm bảo một lộ trình cho sự kế thừa, thừa nhận rằng, quy trình cũng quan trọng nhưng con người thậm chí còn quan trọng hơn. Trong thời kỳ khủng hoảng, hãy hành động nhanh chóng, trấn an doanh nghiệp và làm những gì đúng, ngay cả khi điều đó không dễ dàng. - Denise Russo, SAP

5. Thay đổi theo thời đại và con người của thời đại

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần thừa nhận rằng việc quản trị khủng hoảng ảnh hưởng đến mọi người trong công ty. Khi phát triển một chiến lược, điều quan trọng là phải hiểu thời điểm bạn đang ở và những người bạn phục vụ. Chiến lược này không thể dựa trên một tình huống đã xảy ra cách đây 20 năm vì tính chất kinh doanh và cơ cấu của các công ty đã thay đổi, và cách tiếp cận cũng vậy. - Tonya Fairley, Công ty TS Fairley Leadership and Personal Development Co.

6. Xác định những rủi ro chính của doanh nghiệp

Bước đầu tiên để phát triển một chiến lược quản trị khủng hoảng vững chắc là xác định doanh nghiệp đang gặp rủi ro ở đâu. Trong môi trường ngày nay, cách chúng ta tiến hành kinh doanh đã tạo ra nhiều rủi ro hơn nhưng nó cũng mang lại nhiều lựa chọn hơn. Nếu bạn biết những rủi ro chính của mình, bạn có thể tạo ra một chiến lược vững chắc giúp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh. Kathi Laughman, The Mackenzie Circle LLC

7. Quên đi những rào cản phân cấp truyền thống

Xé bỏ sơ đồ tổ chức và loại bỏ các rào cản phân cấp truyền thống. Thu hút những người lãnh đạo có kiến thức, kinh nghiệm và niềm đam mê với công việc cần thực hiện, bất kể chức danh hay vai trò của họ. Sau đó, tạo ra một chiến lược linh hoạt để trao quyền cho mọi người làm những việc cần làm để giải quyết khủng hoảng. - Tonya Echols, Vigere

8. Ưu tiên 'Tập trung vào khủng hoảng' với nhóm

Gặp gỡ nhóm quản trị để xác định "trọng tâm khủng hoảng Quyết định xem ưu tiên của doanh nghiệp là gì trong suốt cuộc khủng hoảng. Giữ những vấn đề cần xử lý phù hợp với tầm nhìn và giá trị dài hạn của doanh nghiệp. Làm rõ các bước cần thiết để hoàn thành các mục tiêu ưu tiên. - Christian Muntean, chuyên gia tư vấn Vantage

9. Kế hoạch điều chỉnh nhiều điều chưa biết

Một kế hoạch quản trị khủng hoảng vững chắc cần phải bao quát nhiều khía cạnh. Đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đánh giá đúng các vấn đề, cơ sở hạ tầng, tác động của quy trình và tác động của con người. Nhận ra rằng doanh nghiệp không thể lập kế hoạch cho mọi thứ.

Một kế hoạch tốt bao gồm việc giám sát, xem cuộc khủng hoảng sẽ diễn biến như thế nào và sau đó điều chỉnh lại kế hoạch rõ hơn. Vấn đề không chỉ là những hành động sẽ thực hiện như thế nào mà còn là cách doanh nghiệp dự định điều chỉnh trước vô số điều chưa biết. - Faith Fuqua-Purvis, Giải pháp tổng hợp LLC

10. Quy trình tài liệu và thực hiện các cuộc tập dượt

Đặt những câu hỏi khó để xem bên kia vấn đề gì là điều cần thiết. Hãy tự hỏi bản thân về mọi cạm bẫy, vấn đề và đường vòng có thể xảy ra, sau đó lên kế hoạch cho chúng. Ghi lại các quy trình và quy trình làm việc, nhập vai và thực hiện các cuộc tập dượt tự phát với sự tham gia của nhiều thành viên khác nhau trong nhóm, những người sẽ đảm nhận các vai trò lãnh đạo khác nhau trong cuộc khủng hoảng để thúc đẩy động lực giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của họ. - Shelley Smith, Premier Rapport

11. Giả định với kế hoạch thất bại

Xác định mọi thứ doanh nghiệp khiến doanh nghiệp thất bại. Sau đó, hãy cùng mọi người xác định những gì cần thiết để tránh những điều đó khiến doanh nghiệp thất bại và làm việc ngược lại (tư duy ngược)..

Hãy xem mọi người sáng tạo như thế nào, nhóm bạn phối hợp với nhau ra sao để giúp doanh nghiệp vượtgiúp nỗ lực doanh nghiệp vượt qua khủng hoẳng.

12. Chia sẻ kế hoạch, tương tác với tất cả nhóm

Tạo một kế hoạch truyền thông vững chắc trong đó xác định rõ ràng các thành viên trong nhóm có liên quan và vai trò của họ là một trong những bước quan trọng nhất cần thực hiện trong quản trị khủng hoảng.

Kế hoạch này cần được tích hợp vào kế hoạch dự phòng tổng thể và cần được chia sẻ với tất cả các thành viên trong nhóm. Kết quả mong muốn sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều khi bạn tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp hiệu quả. - Izabela Lundberg, Legacy Leaders Institute

13. Chịu trách nhiệm cho mọi khủng hoảng

Chịu trách nhiệm về mọi khủng hoảng đang xảy ra, có thể xảy ra hoặc phải xảy ra. Sự trì hoãn và bỏ bê sẽ phải trả giá đắt. Việc phát triển chiến lược quản trị khủng hoảng bao gồm nghiên cứu để cung cấp thông tin cho việc chuẩn bị, lãnh đạo và xây dựng nhóm để đảm bảo khả năng đáp ứng và khả năng khắc phục cũng như các hệ thống và quy trình để thực hiện chiến lược và phát huy tối đa nhân tài. - Lori Harris, chuyên gia tư vấn Harris Whitesell

14. Kiểm tra sức chịu đựng căng thẳng trong chiến lược của doanh nghiệp thường xuyên

Một chiến lược quản trị khủng hoảng vững chắc cần được kiểm tra sức chịu đựng ít nhất mỗi năm một lần. Yêu cầu các nhà lãnh đạo tổ chức và nhóm xử lý khủng hoảng xem xét chiến lược bằng cách tiến hành "Cuộc tập dượt nóng" để phát hiện bất kỳ lỗ hổng nào trong kế hoạch. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng tất cả nhân viên, người quản lý và lãnh đạo mới đều được đào tạo về các phần cốt lõi của kế hoạch quản trị khủng hoảng mà doanh nghiệp đưa ra. Họ nên hiểu vai trò của họ trong trường hợp kinh doanh bị gián đoạn. - Karan Rhodes, Shockingly Different Leadership.

Để tư vấn giải pháp xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến dịch truyền thông, marketing cho phòng khám, spa, phòng trị liệu đông y, bệnh viện Quý vị có thể liên hệ đội ngũ chúng tôi theo số:

Hotlline: 085.289.2828/ 0243.9916655 hoặc Fanpage: Bemecmedia

Fanpage: Bemecmedia

Công ty cổ phần Truyền thông Y học Bemec (Bemec media) thành lập năm  2012, với hơn 12 năm kinh nghiệm, chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp giải pháp quản trị, truyền thông và marketing hàng đầu trong lĩnh vực Y tế, chăm sóc sức khỏe, spa. Với đội ngũ được đào tạo bài bản, chúng tôi luôn có giải pháp tốt nhất giúp các phòng khám, các spa, phòng trị liệu đông y, bệnh viện nâng cao hiệu quả truyền thông thương hiệu, tạo dựng niềm tin, tăng cường tỷ lệ tiếp cận khách hàng mới cũng như duy trì tương tác với khách hàng cũ từ đó tăng cường doanh thu.

BemecMedia.vn (Lược dịch theo forbrs)