So sánh Trade Marketing và Brand Marketing?

Trade marketing hay còn gọi là marketing thương mại, là quá trình tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất hay doanh nghiệp đến các nhà phân phối và bán lẻ bằng một chuỗi các hoạt động khác nhau.

So sánh Trade Marketing và Brand Marketing?

Trade marketing

Trade marketing hay còn gọi là marketing thương mại, là quá trình tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà sản xuất hay doanh nghiệp đến các nhà phân phối và bán lẻ bằng một chuỗi các hoạt động khác nhau. Nói cách khác, trade marketing chính là hoạt động thương mại hóa chiến lược tiếp thị của sản phẩm. Doanh nghiệp đầu tư vốn vào các hoạt động marketing trực tiếp và thu tiền về ngay từ các hoạt động

Brand marketing

Brand Marketing là việc lên các chiến lược quảng bá một sản phẩm, dịch vụ đến đối tượng công chúng nhất định thông qua việc tập trung vào xây dựng thương hiệu khác biệt, khắc sâu nó vào tâm trí và tạo sự yêu thích ở khách hàng.

Điểm giống nhau

1. Mục tiêu chung: Cả Brand Marketing và Trade Marketing đều hướng đến mục tiêu tăng cường hiệu quả kinh doanh và đạt được sự thành công cho doanh nghiệp.

2. Tạo giá trị: Cả hai loại tiếp thị này đều tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Brand Marketing tập trung vào việc xây dựng và quản lý thương hiệu, trong khi Trade Marketing tập trung vào tạo ra giá trị trong quan hệ với đối tác thương mại.

3. Tương tác với khách hàng: Cả Brand Marketing và Trade Marketing đều liên quan đến việc tương tác với khách hàng. Brand Marketing tạo liên kết và tạo lòng tin với khách hàng cuối cùng, trong khi Trade Marketing tương tác với đối tác thương mại như nhà bán lẻ, nhà phân phối và đại lý.

Điểm khác nhau

 

Trade Marketing

Brand Marketing

Mục tiêu

  •  Tối ưu hóa kênh phân phối
  •  Thúc đẩy quyết định mua hàng tại điểm bán, đạt được doanh số bán hàng thông qua quan hệ với đối tác thương mại, dành lợi thế tại điểm bán
  •  Xây dựng và quản lý thương hiệu
  •   Tạo sự nhận diện và lòng tin của khách hàng, giúp thương hiệu hằn sâu trong trí nhớ khách hàng

Đối tượng

Đối tác thương mại như nhà bán lẻ, nhà phân phối và đại lý (Customer, Shopper)

Khách hàng cuối cùng và công chúng (Consumer)

Tầm nhìn

  •  Tầm nhìn ngắn hạn
  •  Tập trung vào việc tăng cường hiệu quả kênh phân phối và đạt được doanh số bán hàng ngay lập tức.
  •  Có tầm nhìn dài hạn
  •  Tập trung vào việc xây dựng và duy trì giá trị thương hiệu trong thời gian dài

Phạm vi hoạt động

Tập trung quản lý kênh phân phối, Tập trung xây dựng các hoạt động trong kênh phân phối: như quảng cáo tại điểm bán, khuyến mại, giảm giá, dùng thử sản phẩm tại điểm bán hàng, quan hệ bán hàng và chính sách bán hàng.

 

Liên quan đến việc xây dựng nhận diện thương hiệu, quảng cáo, quản lý truyền thông và tạo kết nối với khách hàng thống qua Quảng cáo TVC, tổ chức sự kiện, PR, Digital,…

Tóm lại, Trade Marketing tập trung vào quan hệ giữa công ty và các đối tác kinh doanh, trong khi Brand Marketing tập trung vào quan hệ giữa công ty và khách hàng cuối. Cả hai khía cạnh này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thành công tiếp thị cho một công ty.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

PR là gì? PR có phải là quảng cáo không?

Bemecmedia.vn