Xây dựng thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, thương hiệu đánh giá mức độ thành công và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa quan tâm đến vấn đề thương hiệu, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tự mình rời khỏi thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm khi hàng loạt doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn do đầu tư đa ngành.
Bài học từ xây dựng thương hiệu
Bất kỳ một doanh nghiệp khi bước vào thị trường thường rất háo hức muốn tỏ ra rằng mình có sản phẩm tốt, có đủ khả năng cạnh tranh, chú trọng vào chăm sóc khách hàng, nhưng đó là điều mà tất cả mọi doanh nghiệp khác đều muốn chứng minh. Điều này lý giải tại sao tất cả mọi doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực thường để lại những dấu ấn rất mờ nhạt nơi khách hàng. Và có vẻ như mỗi người đều an phận với số lượng khách hàng ít ỏi mà họ có thể chiếm được.
Tuy nhiên, một số “ông lớn” đã tận dụng cơ hội đối thủ suy yếu nhanh chóng xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.Thế nhưng, làm thế nào để có thể xây dựng được một thương hiệu uy tín và có sự ảnh hưởng đến người tiêu dùng ? Đây là bài toán lớn và có độ khó cao dành cho bất kì doanh nghiệp nào.
Ở thời đại thông tin một sản phẩm tốt gỗ tốt cả nước sơn chưa chắc đã thành công bằng sản phẩm được xây dựng hình ảnh, xây dựng thương hiệu. Câu chuyện làm thương hiệu không phải bây giờ mới có.một chiếc túi có chất liệu thiết kế giống hệt túi LV thậm chí chất lượng cao hơn nhưng mang thương hiệu lạ sẽ có giá trị vật chất thấp hơn nhiều, còn giá trị thương hiệu gần như là không có, mãi mãi là sản phẩm nhái đơn giản hàng hiệu chưa chắc đã tốt hay bền hơn nhưng lại sở hữu thứ mà không thể nào có được đó là giá trị cảm xúc: tự hào, hãnh diện tự tin vì thế mà nhiều người sẵn sang mua những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng dù biết rằng chất lượng chưa hẳn đã tương xứng vói số tiền mình bỏ ra.
Xà bông Cô Ba vang bóng một thời tuy thành phần không có gì nổi trội thậm chí thua nhiều loại khác nhưng chính các bí quyết làm thương hiệu đã mang lại thành công. Sản phẩm này quảng cáo thương ghi dòng chữ người Việt Nam nên xài xà bông của Việt Nam để đánh vào lòng tự hào dân tộc. Hình ảnh của thương hiệu này được phủ song rộng rãi từ quảng cáo trên xe buýt cho tới trên áo cầu thủ bóng đá thậm chí còn đưa vào cả âm nhạc.
Tầm quan trọng khi xây dựng thương hiệu
Trong một nền kinh tế ý tưởng thương hiệu chính là tài sản trí tuệ quan trọng nhất chiếm từ 40 đến 60% giá trị của doanh nghiệp. Đáng tiếc trong các bảng xếp hạng giá trị của các thương hiệu Việt Nam lại ở vị trí rất khiêm tốn. 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam có giá trị chỉ bằng một nửa thương hiệu Petronas của Malaysia. Trong một nghìn thương hiệu hàng đầu của châu Á Việt Nam chỉ đóng góp có 10, hay giá trị thương hiệu của cả quốc gia Việt Nam được định giá là 140 tỷ đô la thua cả Lào và thua giá trị của 1 hãng Apple.
Xây dựng một thương hiệu ắt sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Đơn cử nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đã từ bỏ gia công để xây dựng thương hiệu và kết quả thu về là lợi nhuận tăng gấp 20 đến 30 lần. Tuy nhiên chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm được điều này. Đa số doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ tập tăng về lượng mà không chú ý đến thương hiệu. Họ chỉ thấy lợi ích trước mắt là làm nhiều thì lãi nhiều mà chưa ý thức tập trung đầu tư xây dựng hình ảnh cho sản phẩm của mình .
Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, những sản phẩm không có thương hiệu sớm muộn sẽ bị loại khỏi thị trường hoặc bị kẻ mạnh thôn tính còn hàng nhái sẽ mãi mãi trôi nổi trên thị trường. Bởi vậy, để thành công và tạo nền tàng vững chắc, các doanh nghiêp cần xây dựng thương hiệu để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Bemecmedia.vn