7 lời khuyên để tạo một cộng đồng trực tuyến thành công

Để làm cộng đồng thành công, các công ty phải vạch ra những mong muốn, nghiên cứu những phương pháp hay nhất dành riêng cho nhu cầu của thành viên cộng đồng.

Để làm cộng đồng thành công, các công ty phải vạch ra những mong muốn, nghiên cứu những phương pháp hay nhất dành riêng cho nhu cầu của thành viên cộng đồng.

Dưới đây là 7 lời khuyên để giúp doanh nghiệp thiết lập nền tảng cho một cộng đồng thành công.

1. Mục đích và mục tiêu của cộng đồng là gì?

Kế hoạch để sử dụng cộng đồng của bạn là gì? Xác định mục tiêu – quản lý tri thức, khảo sát Q&A, tạo ra ý tưởng, hợp tác, hỗ trợ việc tự phục vụ - và nêu rõ mục đích của cộng động. Mục tiêu có thể bao gồm việc phổ biến kiến thức, tăng doanh thu, duy trì khách hàng và hỗ trợ mức chi phí thấp hơn.

2. Xác định những nhu cầu từ người dùng của bạn

Bạn phải hiểu rõ những nhu cầu và mong muốn từ người dùng của bạn và nghiên cứu làm thế nào để định vị cộng đồng của bạn như là một nguồn tài nguyên trực tuyến mạnh mẽ. Bằng cách phân tích tình hình hiện tại, bạn sẽ có kiến thức cần thiết để bắt đầu một cuộc trò chuyện phù hợp, tạo dựng các mối quan hệ, và thiết lập một nền tảng sẽ cho phép phát triển cộng đồng.

3. Kết hợp chặt chẽ với sự cam kết

Đối với một cộng đồng trực tuyến thành công thì nó phải bền vững. Tính bền vững đó được tạo dựng thông qua sự cam kết. Hãy xây dựng cho mình một cộng đồng, nơi mà những người dùng được khuyến khích tham gia và tương tác cùng người khác chứ không phải chỉ vì thương hiệu trên trực tuyến của riêng bạn. Những cuộc trò chuyện có chất lượng cao sẽ làm tăng giá trị trải nghiệm cho người dùng, giữ vững, thu hút các thành viên cộng đồng và điều hướng các thành viên vào việc ủng hộ thương hiệu của bạn

Hơn nữa, hãy sử dụng thủ thuật “Gamification” cho các loại biểu tượng, phù hiệu, điểm danh vọng hoặc các trạng thái chuyên biệt để thưởng cho các thành viên tích cực. (Gamification – thuật ngữ cho việc ứng dụng và biến đổi một thứ gì đó thành một dạng trò chơi, đại loại ở vấn đề này hãy tạo cho người dùng của bạn một trò chơi để thi đua, ganh đấu, và thưởng cho họ một biểu tượng khác biệt với mọi người, nổi bật giữa đám đông cộng đồng. Mang lại danh vọng và sự thỏa mãn cho tâm lý người dùng trong cộng đồng)

4. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

Hãy suy nghĩ về cộng đồng của bạn như một sản phẩm mới – tạo ra một số tiếng vang và thu hút khán giả của bạn để xem họ hứng thú về điều gì. Điều này có thể dễ dàng thực hiện với phương tiện truyền thông xã hội hoặc trong một “email blast” (Email blast – khi bạn mở email và thấy những email từ những trang web mà các bạn từng lướt qua, từng đăng ký thì đó được gọi là những Email blast)

Ngoài ra, sẽ không có ai tham gia cộng đồng của bạn nếu họ không thể tìm ra nó. Hãy giới thiệu thật nổi bật các liên kết cộng đồng trên trang web của bạn. Ngoài ra, các liên kết ở chân trang phải bao gồm tất cả các thông tin liên lạc, email của công ty. Mức độ hiển thị sẽ điều hướng lưu lượng tới cộng đồng của bạn và giữ nó ở trên đầu của sự lưu ý với những người dùng mới và hiện có

5. Nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu, phân tích là một phần khá quan trọng trong việc khởi động một cộng đồng. Hãy dành nhiều thời gian trên các trang web của đối thủ cạnh tranh – Làm thế nào để họ có được vị trí của mình? Làm thế nào để họ thúc đẩy cộng đồng của họ? Làm thế nào để họ thu hút các thành viên? Điểm mạnh và yếu ở cộng động của họ là gì? Kết hợp tất cả những hiểu biết này vào chiến lược của bạn như tên tuổi của bạn, thương hiệu công ty của bạn và tạo ra một trải nghiệm mạnh mẽ (và duy nhất) cho người dùng.

6. Bổ nhiệm một người để quản lý cộng đồng

Quản lý cộng đồng là những bộ mặt, tiếng nói của cộng đồng. Họ làm việc để đạt được những mục đích của cộng đồng bằng cách tham gia cùng các thành viên, khuyến khích hợp tác và quản lý các hoạt động. Bởi vì họ biết rõ về cộng đồng của bạn nhất, họ có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc về nhu cầu của các khán giả và cung cấp số liệu về sức mạnh (sức khỏe) và sự thành công của cộng đồng.

7. Giám sát các số liệu chính

Bằng cách theo dõi các số liệu chính, bạn có thể gắn hiệu quả cộng đồng lại với cấp độ kinh doanh mục tiêu. Điều này cho phép các tổ chức gia tăng điều hướng hành động mua vào và minh chứng một sự trở lại ấn tượng hơn trong đầu tư. Các số liệu quan trọng bao gồm:

Bao nhiêu thành viên mới gia nhập cộng đồng mỗi tuần? Mỗi tháng?

Bao nhiêu thành viên ra đi?

Các thành viên mới có tham gia tích cực không?

Những nội dung có sự tham gia nhiều nhất (nghĩa là các sở thích, các số phiếu bình chọn tăng hoặc các ý kiến bình luận)?

Những nội dung nào có sự tham gia hạn chế nhất?

Những nội dung chủ đề nào phổ biến nhất?

Những nội dung chủ đề nào kém phổ biến nhất?

Những nội dung gì còn thiếu trên trang web mà các thành viên có yêu cầu?

Nội dung loại gì là phổ biến nhất (nghĩa là video, trắc nghiệm Q&a,..v..v..)

Bemecmedia.vn (Theo Xahoithongtin)