Tìm hiểu về văn hoá Nhật
Nhật bản là một đất nước đa dạng về chủng tộc với 98.5% là người Nhật, Hàn Quốc 0.5%, Trung Quốc 0.4%, những chủng tộc khác 0.6%. Trong số những chủng tộc khác có người Brazil đã di cư sang Nhật làm việc từ những năm 1990, một số đã quay trở về năm 2004.
Theo tờ CIA, tính đến tháng 7/2013, Nhật Bản là mái nhà của hơn 127 triệu dân,
Đối với tín ngưỡng, đa phần người Nhật theo Thần đạo (Shinto), tiếp đến là Phật giáo. Vì tâm niệm theo đạo Shinto mà phần cốt lõi chính là sự thanh khiết và sự dung hòa giữa con người và thiên nhiên, người Nhật có xu hướng sống giản dị, trong sạch, không làm nhiễm bẩn tâm hồn mình, và quan trọng là, hòa hợp với tự nhiên, môi trường.
Nhật Bản là một quốc gia có bề dày lịch sử. Trải qua thời kỳ lịch sử, biến cố và gặp phải những trắc trở thiên tai như động đất, sóng thần năm 2011, Nhật Bản vẫn mạnh mẽ đứng lên. Chính những trắc trở và biến cố đó đã tôi luyện nên một tinh thần dân tộc mạnh mẽ, kiên trì và bền bỉ. Đặc biệt, tinh thần võ sĩ đạo đã truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trang nhatban.net.vn đã liệt kê 8 đức tính căn bản của giáo lí:
+ Đức tính dũng cảm: đức tính này phải rèn luyện từ nhỏ. Nhiệm vụ của ngừi học võ là phải biết xông pha chốn nguy hiểm nhất, không ngại hy sinh thân mình.
+ Đức tính ngay thẳng: con người phải sống ngay thẳng, không trái với lương tâm
+ Đức tính lễ phép: thể hiện một cách đứng đắn những cử chỉ lịch sự.
+ Đức tính nhân từ: tấm lòng yêu thương, bát ái, biết cách đối nhân xử thế.
+ Đức tính chân thật: phải thật lòng ngay cả trong những nguyên tắc lễ nghi, nếu không, ứng xử lễ phép cũng chỉ là giả tạo.
+ Biết tự kiểm soát mình: biết tự kiềm chế những cảm xúc của mình cho xã hội vui hơn, đời sống có ý nghĩa hơn.
+ Đức tính trung thành: theo quan niệm ngày xưa của người Nhật thì tính trung thành trong mối quan hệ chủ tớ là rất quan trọng.
+ Đức tính trọng danh dự: sự ý thức về danh dự và giá trị người võ sĩ.
Văn hoá kinh doanh
Văn hóa Nhật Bản hàng ngàn năm đã hình thành nên những phong tục, tập quán, lễ nghi trong văn hóa ứng xử, cách ăn mặc và lối sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Nhật Bản. Do vậy, trong kinh doanh, người Nhật cũng thể hiện văn hóa riêng. Theo như trang Venture Japan, văn hóa ứng xử trong kinh doanh của người Nhật cũng không khác gì phương Tây- lịch thiệp, nhạy cảm và cung cách tốt, tuy nhiên, trong một số trường hợp như lần đầu gặp và trao đổi danh thiếp cần sang trọng hơn.
Tổng hợp từ hai trang Venture Japan và Foreign Translations, một số mẹo về cách ứng xử kinh doanh Nhật Bản được đưa ra:
- Trao đổi danh thiếp:

Trong cách thức ứng xử kinh doanh thì danh thiếp nhất định phải có: Một tuần đi công tác ở Nhật, nên mang theo 100 bưu thiếp, đối với những hội thảo nhỏ nên đem 3-4 danh thiếp còn những hội thảo lớn, thì chừng 10-12 danh thiếp. Danh thiếp nên in hai mặt với mặt dưới là tiếng Nhật cùng kích cỡ và cấu trúc giống như mặt tiếng Anh. Nếu danh thiếp nguyên gốc không phải là tiếng Anh, thì cần phải dùng danh thiếp hai mặt tiếng Anh- Nhật khi kinh doanh ở Nhật Bản.
Ứng xử khi trao đổi danh thiếp: Không bao giờ đẩy danh thiếp trên bàn hay chơi đùa với danh thiếp. Người Nhật rất quan trọng lễ nghi văn hóa, do vậy, khi đưa danh thiếp, nhất thiết phải đưa bằng hai tay với mặt tiếng Nhật được lật lên. Doanh nhân khi đưa danh thiếp phải cúi đầu chào. Sau khi nhận, hãy nói:”cám ơn” thật tử tế, và đừng nên cất vào túi quần ngay mà phải đọc thật kĩ rồi cất cẩn thận.
Tránh đừng nên viết vào danh thiếp tiếng Nhật vì nó thể hiện sự thiếu ý thức. Hãy mang theo cuốn sổ nhỏ để ghi lại những thông tin cần thiết.
- Thời trang công sở:
Trang phục cũng là một nét văn hóa người Nhật. Đối với trang phục nam, tờ Bows n Tie cũng như Venture Japan đều ghi nhận rằng doanh nhân Nhật Bản đều mặc comple màu tối vì nó thể hiện sự chuyên nghiệp. Ở Mỹ hay những nước khác, không cần thiết phải mặc comple đen, nhưng ở Nhật, đó lại là điều quan trọng. Thông thường, com ple màu tối, áo sư mi và cà vạt cổ điển luôn tạo nên phong cách doanh nhân thành đạt. Đối với trang phục nữ, nữ doanh nhân đều khuyến khích mặc đồ màu tối nhưng phải sang trọng. Tờ Japanese Business resource nghiên cứu, đối với qui định một số công ty, phụ nữ không nên mang nhiều trang sức, giày cao gót hay váy quá ngắn.
- Cử chỉ:
Tờ Japanese business resource đưa ra lời khuyên, tránh không nên chỉ điểm hay dùng những cử chỉ, động tác tay quá mức. Ở Nhật khác với những nơi khác, cử chỉ tay có thể mang nghĩa khác nhau. Ví dụ như trong văn hóa Nhật, dấu hiệu OK mang nghĩa là tiền. Do vậy, cách thức giao tiếp này cũng nên hạn chế. Đừng nên vỗ vai hay lưng người Nhật. Venture Japan cũng nghiên cứu rằng người Nhật ít khi bắt tay cho nên, họ không thoải mái khi làm vậy. Nụ cười mang nhiều ý nghĩa trong cách thức giao tiếp, vì thế, hãy luôn tươi cười, thoải mái, sẵn sàng học hỏi, và hãy đặt câu hỏi cho công ty khách hàng. Do người Nhật cũng thích sự im lặng, đừng cảm thấy ngại khi cả phòng đang im ắng trong khoảng thời gian dài.

Là sự kết tinh dân tộc trong nhiều năm, văn hóa Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển. Để có thể thành công trong việc kinh doanh tại Nhật bản hay với đối tác Nhật Bản, cần phải tìm hiểu kĩ càng những qui tắc ứng xử trong kinh doanh. Hiểu điều đó thì sẽ tránh được việc gửi nhầm thông điệp khi giao tiếp với nhau.
Văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản
Bemecmedia.vn (Theo Vtown)