Các kiến thức cơ bản dưới đây về chiến lược kinh doanh sẽ giúp bạn hoạch định rõ ràng chiến lược của doanh nghiệp hơn.
Định nghĩa chiến lược
Theo Jonhson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: “Chiến lược là việc xác định phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn; ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường mang tính cạnh tranh, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường cũng như đáp ứng được kỳ vọng của các tác nhân có liên quan đến tổ chức”.
Chiến lược bao gồm:
- Phướng hướng: Mục tiêu mà doanh nghiệp cố gắng đạt được trong dài hạn
- Thị trường, quy mô: Thị trường mà doanh nghiệp cạnh tranh và quy mô của các hoạt động thực hiện trên thị trường cạnh tranh đó?
- Lợi thế: Cách thức hoạt động để doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó?
- Tài chính: Nguồn lực cần có của doanh nghiệp (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) để có khả năng cạnh tranh với đối thủ (các nguồn lực)?
- Môi trường: Những yếu tố bên ngoài, yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Cổ đông: Lợi ích và kì vọng từ những người có quyền lực trong và ngoài doanh nghiệp?
Các cấp độ khác nhau của chiến lược
Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau - trải từ lãnh đạo cho tới từng nhân viên.
- Chiến lược cấp doanh nghiệp:
Liên quan đến toàn bộ mục tiêu và quy mô tổng thể của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông. Đây là một cấp độ quan trọng bởi nó chịu ảnh hưởng lớn từ các nhà đầu tư trong doanh nghiệp và đồng thời nó cũng đóng vai trò trong việc định hướng quá trình ra quyết định chiến lược có tầm ảnh hưởng lên toàn bộ doanh nghiệp. Chiến lược thường được trình bày rõ ràng trong “tuyên ngôn về sứ mệnh” của doanh nghiệp đó.
- Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:
L iên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường xác định. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới…
Chiến lược theo chức năng: liên quan tới việc từng bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh. Bởi vậy, chiến lược theo chức năng tập trung vào các vận đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người, vv…
Cách kiểm soát chiến lược - Quản trị chiến lược
Được hiểu theo nghĩa rộng nhất thì quản trị chiến lược là quá trình thực hiện “các quyết định chiến lược” – đó là các quyết định trả lời được những câu hỏi phía trên. Trên thực tế, quá trình quản trị chiến lược hoàn chỉnh bao gồm 3 phần được mô tả trong biểu đồ sau:
Phân tích chiến lược
Phân tích chiến lược là phân tích điểm mạnh về vị thế của doanh nghiệp và hiểu được những nhân tố quan trọng bên ngoài có thể ảnh hưởng tới vị thế đó. Quá trình phân tích chiến lược có thể được trợ giúp bằng những công cụ sau:
Phân tích PEST - công cụ giúp doanh nghiệp hiểu rõ “môi trường” mà mình đang hoạt động.
- Mô hình hoạch định theo kịch bản (Scenario Planning) - phương pháp xây dựng nhiều viễn cảnh khác nhau có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp.
- Phân tích 5 nguồn lực (Five Forces Analysis ) - phương pháp xác định các lực lượng có thể ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành công nghiệp.
- Phân khúc thị trường (Market Segmentation) - phương pháp tìm cách xác định sự giống và khác nhau giữa các nhóm khách hàng hoặc người sử dụng.
- Ma trận chính sách định hướng (Directional Policy Matrix )- phương pháp tóm tắt lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp trên những thị trường cụ thể.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh (Competitor Analysis) - hàng loạt phương phápvà phân tích để tìm ra vị thế cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp.
- Phân tích nhân tố thành công then chốt (Critical Success Factor Analysis ) - phương pháp nhằm xác định những khu vực mà một doanh nghiệp cần phải làm tốt hơn để cạnh tranh thành công.
Phân tích mô hình SWOT (SWOT Analysis) - một phương pháp ngắn gọn hữu ích để tóm tắt những vấn đề then chốt nảy sinh từ việc đánh giá môi trường bên trong cũng như tác động của môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp.
Lựa chọn chiến lược
Quá trình này liên quan tới việc hiểu rõ bản chất các kỳ vọng của những cổ đông để xác định được có những phương án chiến lược nào, sau đó đánh giá và chọn lựa các phương án phù hợp.
Thực hiện chiến lược
Đây thường là phần khó nhất. Một khi một chiến lược đã được phân tích và lựa chọn, nhiệm vụ ngay sau đó là phải biến nó thành hành động vì doanh nghiệp không thể chờ đợi, nếu trù trừ chúng ta có thể sẽ đánh mất cơ hội